HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH BẢO TRÌ HỆ THỒNG CƠ ĐIỆN
I. ACMV
1/ Dàn lạnh:
Mở dàn lạnh bằng remote, để ở chế độ cool, nhiệt độ 16oC kiểm tra tình trạng hoạt động (to, độ ồn độ rung lắc của quạt) có đạt không. Ghi nhận tình trạng thiết bị.
– Tắt dàn lạnh (tắt bằng remote trước sau đó Off CB cấp nguồn)
– Lắp bơm, bồn chứa nước
– Mở mặt nạ bảo vệ dàn lạnh
– Dùng khăn che chắn các vị trí có board mạch điện
– Dùng bơm cao áp xịt rửa dàn coil
– Vệ sinh cánh quạt
– Xả nước ứ đọng qua đường thoát tại vị trí nút xã ngay trên máng nước
– Thực hiện thao tác xịt và xã vài lần va theo dọi đến khi thấy nước thải trong, không đục dơ
– Tháo máng nước xuống vệ sinh máng nước
– Vệ sinh bơm, phao và thông đường nước xã
– Vệ sinh lưới hồi
– Kiểm tra, vệ sinh xiết các đầu cosse dây điện
– Tái lập lại tình trạng ban đầu
– Vận hành kiểm tra máy, ghi nhận tình trạng hoạt động của thiết bị
– Dọn dẹp vệ sinh khu vực bảo trì
2/ Dàn nóng:
– Tắt nguồn điện 3 phase
– Mở các tấm lưới bảo vệ
– Lắp bơm, bồn chứa nước
– Dùng bơm cao áp xịt rữa dàn coil, sàn máy…
– Kiểm tra gas (theo dõi trên phần mềm hoặc mỡ tất cả các dàn lạnh thuộc dàn nóng cần đo cho chạy ở chế độ Fulload)
– Kiểm tra tình trạng hoạt động của quạt
– Kiểm tra, vệ sinh xiết chặt các đầu cosse, terminal.
– Tái lập lại tình trạng ban đầu
– Vận hành kiểm tra máy, ghi nhận tình trạng hoạt động của thiết bị
II. HỆ THỐNG ĐIỆN
1/ Tủ ATS (MSB):
– Thông báo khách hàng về việc cúp điện để bảo trì
– Kiểm tra tình trạng đèn báo phase, các đồng hồ hiển thị
– Off ACB tổng của trạm điện (ACB hạ thế)
– Mở các nắp che chắn của tủ điện
– Dùng khăn che các vị trí khe hỡ trên thân ACB
– Vệ sinh, hút bụi toàn tủ điện
– Xiết lại các đầu cáp thanh cái, đầu cosse, terminal
– Kiểm tra tình trạng tụ bù, quạt giải nhiệt
– Tái lập lại hiện trạng
– On ACB tổng của trạm
2/ Tủ Điện Tầng & Các Tủ Điện Phân Phối Khác:
– Thông báo cho các khách hàng về việc bảo trì (Các khách hàng có phòng IT)
– Kiểm tra tình trạng đèn báo phase, các đồng hồ hiển thị
– Mở các nắp che chắn của tủ tiện
– Off CB tổng và CB nhánh trong tủ điện
– Xiết lại các đầu cosse, thanh cái
– Vệ sinh tủ điện
– On lần lượt CB- tái lập lại tủ điện
– On CB tổng cấp nguồn chính
– Kiểm tra điện áp từng phase
III. PHÒNG BƠM
1/ Bơm Nước Sinh Hoat:
– Kiểm tra hoạt động chung của motor và bơm
– Kiểm tra tiếng ồn và độ rung không bình thường
– Tắt nguồn điện cấp cho bơm
– Kiểm tra, vệ sinh tủ điện
– Kiểm tra, vệ sinh motor và bơm
– Kiểm tra tình trạng phao cơ
– Vệ sinh phòng bơm
– Kiểm tra độ kín của các valve trên đường ống
– Xiết lại các đầu cosse, terminal
– Mở nguồn cấp lại cho bơm
– Vận hành kiểm tra bơm, ghi nhận tình trạng hoạt động của thiết bị
2/ Bơm Nước Chữa Cháy:
– Kiểm tra hoạt động chung của các bơm
– Kiểm tra tiếng ồn và độ rung không bình thường
– Tắt nguồn điện cấp cho bơm và động cơ diesel
– Kiểm tra vệ sinh tủ điện
– Kiểm tra mức dầu diesel, mức nước bình accu, điện thế accu, cọc nối (Đối vớ động cơ diesel)
– Kiểm tra, vệ sinh các bơm
– Vệ sinh phòng bơm
– Kiểm tra độ kín của các valve trên đường ống
– Xiết lại các đầu cosse, terminal
– Mở nguồn cấp lại cho bơm
– Vận hành kiểm tra bơm, ghi nhận tình trạng hoạt động của thiết bị
IV. HỆ THỐNG BÁO CHÁY:
1/ Tủ Báo Cháy:
– Tắt nguồn điện cấp cho tủ
– Kiểm tra , vệ sinh tủ (dùng cọ)
– Test các đèn hiển thi
– Kiểm tra tình trạng bình accu dự phòng
– Cấp nguồn điên lại cho tủ
2/ Đầu Báo Khói + Báo Nhiệt:
– Cách li hệ thống chuông báo tầng tại tủ trung tâm
– Tháo đầu báo khói, nhiệt vệ sinh bụi bám (dùng cọ + vòi xịt hơi để ở khoảng cách án toàn thổi bụi bên trong đầu dò)
– Tái lập hiện trạng ban đầu
– Sau khi kết thúc việc bảo trì trong ngày nhớ mở lại hệ thống chuông báo.
3/ Các Nút Nhấn Khẩn:
– Cách li hệ thống chuông báo tầng tại tủ trung tâm
– Tháo mặt nạ nút nhấn vệ sinh tiếp điểm (dùng cọ)
– Tái lập hiện trạng ban đầu
– Sau khi kết thúc việc bảo trì trong ngày nhớ mở lại hệ thống chuông báo.
V. MÁY PHÁT ĐIỆN:
– Ấn nút tắt khẩn cấp (Emergency) của MPĐ
– Chuyển công tắt vận hành của máy phát về Off
– Vệ sinh hút bụi cụm máy, tủ điều khiển
– Kiểm tra mức nhớt bôi trơn động cơ nổ
– Kiểm tra nước giải nhiệt, độ kín ống tiếp dầu, lối thông gió
– Kiểm tra nước bình accu và các cọc nối
– Tái lập lại hiện trạng ban đầu
– Kiểm tra bồn chứa dầu, van chận, mức dầu
– Vận hành kiểm tra các thông số, tình trạng hoạt động của máy (chế độ Manual)
– Cài đặt lại chế độ Auto
VI. HỆ THỐNG QUẠT HÚT:
– Kiểm tra đèn báo pha, công tắc, nút nhấn
– Tắt điện nguồn tủ điện
– Vệ sinh, hút bụi tủ điện
– Xiết lại các đầu cosse, terminal, kiểm tra tiếp điểm
– Vệ sinh các miệng hút gió, lưới lọc bụi trên ống gain gió
– Cấp nguồn điện lại, chạy thử quạt, kiểm tra lại lực hút các miệng gió, độ ồn, độ rung đường ống.
– Chuyển sang chế độ Auto đối với các quạt tạo áp tháng bộ.
VII. HỆ THỐNG ĐÈN CHIẾU SÁNG (Hành lang, toilet, thang thoát hiểm, sảnh ngoài trời, tầng hầm)
– Tắt nguồn điện
– Vệ sinh bóng đèn, chóa đèn
– Kiểm tra ballast, nếu phát hiện tiếng kêu lạ lập tức thay thế
– Kiểm tra accu dự phòng đối với đèn Exit, Emergency
– Thay thế các linh kiện hư hỏng (ballast, starter, bóng, đuôi đèn, board, timer…)
– Tái lập nguồn, kiểm tra lần cuối
VIII. HỆ THỐNG CAMERA
– Kiểm tra, lau chùi bụi tích tụ trên camera, đầu ghi hình, màn hình quan sát
– Cân chỉnh độ sang, tương phản , độ sắc nét, màu sắc…cho phù hợp với từng camera
– Kiểm tra dung lượng, khả năng lưu trữ của đầu ghi hình
– Kiểm tra các đầu nối PNC, bộ chia hình, apdapter đầu ghi và camera
IX. HỆ THỐNG ÂM THANH NỘI BỘ
– Vệ sinh lau chùi loa, bộ khuếch đại, bàn phím điều khiển
– Kiểm tra các kết nối giữa các thiết bị
– Kiểm tra khả năng hoạt động của loa, bộ khuếch đại, bàn phím điều khiển
X. HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
– Kiểm tra hoạt động chung của các bơm
– Kiểm tra tiếng ồn và độ rung không bình thường
– Tắt nguồn điện cấp cho bơm
– Kiểm tra dầu bôi trơn hộp số, vòng bi của máy thổi khí
– Kiểm tra vệ sinh tủ điện
– Kéo bơm lên và vệ sinh bơm
– Kiểm tra vệ sinh các phao
– Xiết lại các đầu cosse, terminal
– Mở nguồn cấp lại cho bơm
– Vận hành kiểm tra bơm, ghi nhận tình trạng hoạt động của thiết bị