Máy phát điện diesel là sự kết hợp giữa một động cơ diesel và một đầu phát để tạo ra năng lượng điện. Máy phát điện diesel có thể chịu được tải nặng trong nhiều giờ và phải được bảo trì định kì thường xuyên để đảm bảo máy có thể chạy tốt trong suốt quá trình sử dụng. Việc bảo trì, bảo dưỡng máy phát điện diesel tốt nhất là theo lịch bảo trì do nhà sản xuất cung cấp để bảo đảm tuổi thọ tối đa cho máy.
Một hệ thống điện dự phòng được thiết kế và bảo dưỡng tốt là cứu cánh hiệu quả trong những sự cố mất điện. Nhất là với các bệnh viện, trung tâm lưu trữ dữ liệu, nhà máy sản xuất, sân bay, tòa nhà, tòa nhà văn phòng, chung cư cao tầng…..
Lý do cần bảo dưỡng máy phát điện định kỳ
Bảo dưỡng máy phát điện diesel cần được thực hiện thường xuyên. Việc này giúp cho máy giữ được độ bền, tăng tuổi thọ động cơ. Đồng thời giúp máy phát điện hoạt động tốt hơn, hạn chế tối đa hỏng hóc. Nhờ đó giúp máy luôn hoạt động ổn định, không ảnh hưởng tới việc sản xuất kinh doanh khi cần sử dụng đến thiết bị này. Bảo dưỡng, vệ sinh máy phát điện thường xuyên giúp cho máy luôn sạch đẹp như mới. Nhờ đó máy phát điện luôn trong trạng thái sẵn sàng hoạt động bất cứ lúc nào. Đây cũng là cách giúp tiết kiệm nhiên liệu, tiết kiệm chi phí trong sản xuất kinh doanh. Đồng thời đảm bảo việc vận hành luôn diễn ra suôn sẻ, tăng năng suất sản xuất, tăng chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp.
CÁC CHẾ ĐỘ BẢO TRÌ, BẢO DƯỠNG MÁY PHÁT ĐIỆN
Chế độ A – Bảo trì hằng tháng
1. Hệ thống nhiên liệu
- Kiểm tra hiện tượng rò rỉ nhiên liệu
- Bất kỳ sự rò rỉ nào
- Bơm nhiên liệu
- Xả bình dầu
2. Hệ thống bôi trơn
- Theo dõi mức nhớt động cơ và chất lượng, độ sạch của dầu nhớt
- Kiểm tra rò rỉ nhớt
3. Hệ thống làm mát
- Kiểm tra tình trạng rò rỉ nước làm mát
- Kiểm tra tình trạng của bộ tản nhiệt
- Kiểm tra mức nước làm mát
- Kiểm tra tình trạng cánh quạt gió
- Kiểm tra các khớp nối
4. Hệ thống khí nạp và khí xả
- Kiểm tra, phát hiện rò rỉ
- Kiểm tra bộ báo nghẽn lọc gió
5. Phần liên kết với động cơ
- Kiểm tra tiếng ồn, tiếng động lạ hay rung động bất thường khi vận hành
- Kiểm tra, vặn chặt các ốc, bulong của máy, ống xả, tủ điện
6. Hệ thống điện
- Kiểm tra bộ sạc ắc quy
- Kiểm tra mức nước và bổ sung thêm nước cho ắc quy (nếu cần)
- Kiểm tra rồi siết chặt các đầu cực của bình ắc quy
7. Vệ sinh và vận hành thử
- Lau bụi bẩn phần ngoài bằng khăn mềm, tránh để xước sơn
- Bảo trì xong thì thử vận hành máy phát điện để kiểm tra xem lỗi đã được sửa chữa xong chưa
Chế độ B – Bảo trì sau 3 Tháng hoặc 100 giờ
1. Thực hiện lại bảo trì chế độ A
2. Hệ thống nhiên liệu
- Kiểm tra ống dẫn nhiên liệu, khớp nối
- Xem xét thay mới lọc nhiên liệu thô và lọc nhiên liệu tinh
3. Hệ thống bôi trơn
- Thay mới lọc nhớt thô và lọc nhớt tinh
- Thay mới dầu nhớt động cơ
4. Hệ thống làm mát
- Kiểm tra ổ quay cánh quạt, puli dẫn động và bơm nước
- Thay mới lọc nước
- Lau sạch bụi ở cánh quạt
5. Hệ thống khí nạp và khí xả
- Kiểm tra ống và khớp nối
- Vệ sinh sạch ống thông hơi buồng nhớt máy
- Thay lọc gió (nếu cần)
6. Hệ thống điện
- Kiểm tra mức dung dịch điện môi và tỷ trọng cho ắc quy
- Kiểm tra, căn chỉnh dây đai của máy nạp ắc quy (dynamo sạc)
7. Vận hành thử máy phát điện
Chế độ C – Bảo trì sau 6 Tháng hoặc 200 giờ
1. Lặp lại chế độ bảo trì B
2. Hệ thống nhiên liệu
- Điều chỉnh khe hở nhiệt của vòi phun và xupap
3. Hệ thống làm mát
- Bôi trơn tay đòn trục puli trung gian cánh quạt
- Bôi trơn bạc đạn (vòng bi, ổ đỡ cánh quạt)
- Làm sạch bên ngoài bộ tản nhiệt (két nước)
4. Hệ thống xả
- Vệ sinh lõi lọc thông hơi buồng nhớt máy
- Kiểm tra độ nghẽn khí xả
- Kiểm tra lực siết turbo tăng áp
5. Phần liên kết động cơ
- Làm sạch động cơ
- Bôi trơn giá đỡ mặt trước động cơ
6. Hệ thống điện
- Làm sạch đầu cảm biến tốc độ
- Kiểm tra hệ thống cảnh báo và an toàn
- Bôi trơn bạc đạn cho bộ phận đầu phát
- Vệ sinh đầu phát
7. Thử vận hành máy phát điện để kiểm tra tổng thể một lượt
Chế độ D – Bảo trì sau 12 Tháng hoặc 800 giờ
1. Lặp lại chế độ bảo trì C
2. Hệ thống nhiên liệu
- Điều chỉnh khe hở nhiệt của vòi phun và xupap
- Căn chỉnh vòi phun, bơm dầu
3. Hệ thống làm mát
- Xúc rửa két nước (bộ tản nhiệt) và đường ống dẫn nước
4. Hệ thống xả
- Làm sạch cánh quay phần nén khí turbo
- Kiểm tra khe hở bạc turbo
5. Phần liên kết động cơ
- Kiểm tra bánh quay giảm rung
- Siết chặt các bu-lông
6. Hệ thống điện
- Kiểm tra máy nạp ắc quy dynamo
- Kiểm tra máy khởi động điện (motor khởi động)
- Căn chỉnh hệ thống cảnh báo và an toàn
7. Khởi động máy phát điện để kiểm tra lại
Chế độ E – Bảo trì sau 24 Tháng hoặc 2000 giờ
1. Lặp lại chế độ bảo trì D
2. Hệ thống nhiên liệu
- Bất kỳ sự rò rỉ nào
- Mức nhiên liệu
- Vòi phun của bơm nhiên liệu
- Đường ống và đầu nối
- Bơm nhiên liệu
- Xả bình dầu
- Xả tách nước
- Bộ lọc nhiên liệu
- Vòi phun và van
- Thời điểm phun nhiên liệu
- Rocker và van
3. Hệ thống làm mát
- Bất kỳ sự rò rỉ nào
- Bất kỳ khối tản nhiệt nào
- Ống và đầu nối
Mức nước làm mát - Chất chống đông và chống ăn mòn
Dây đeo và mức độ chặt chẽ của nó - Trình điều khiển quạt và máy bơm nước
- Bộ điều khiển đai và quạt của
- bộ tản nhiệt (tùy chọn cho Điều khiển từ xa
- Bôi trơn của trình điều khiển quạt (tùy chọn cho bộ tản nhiệt loại ròng rọc từ xa)
- Chất làm mát
- Hệ thống làm mát
4. Hệ thống xả
- Bất kỳ sự rò rỉ nào
- Hạn chế xả
- Bu lông ống xả
5. Phần liên kết động cơ
- Kiểm tra bánh quay giảm rung
- Siết chặt các bu-lông
6. Hệ thống điện
- “Chargeralt.strap và đó là mức độ
của sự chặt chẽ ( đấu nối dây điện )”
Pin - Trọng lượng riêng của chất điện phân
- Chuyển đổi và tín hiệu gọi máy phát
- Đầu nối của động cơ khởi động
Người khởi xướng ( Bộ điều khiển ) - Máy phát điện
7. Khởi động máy phát điện để kiểm tra lại
Một số lưu ý khi bảo trì, bảo dưỡng máy phát điện
- Sau 50 giờ vận hành chạy rà máy lần đầu tiên, bạn phải xả và thay nhớt động cơ của máy phát điện.
- Khi thật sự cần thiết mới cho máy chạy không tải trong thời gian dài, còn lại bạn nên chú ý duy trì thời gian vận hành không tải ở mức ít nhất.
- Vận hành máy thường xuyên, cho dù không sử dụng cũng bật cho máy hoạt động tối thiểu ba tháng một lần trong thời gian 30 phút với tải máy phát từ khoảng 30% công suất định mức của máy để động cơ đạt đến nhiệt độ vận hành bình thường. Việc này còn giúp động cơ được bôi trơn, ngăn chặn quá trình oxy hóa tại các tiếp điểm điện.
- Nếu bạn muốn thay thế phụ tùng máy phát điện thì phải chọn loại chính hãng, có xuất xứ rõ ràng, đầy đủ dịch vụ bảo hành và quan trọng nhất là tương thích với các linh kiện khác.
- Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và máy, cũng như hệ thống lưới điện chung trong quá trình thực hiện kiểm tra, bảo dưỡng, bảo trì.
Tham khỏa biểu đồ bảo dưỡng máy phát điện.