Tin tức

BẢO TRÌ HỆ THỐNG CƠ ĐIỆN NHÀ MÁY – TÒA NHÀ

30 Tháng Chín, 2020

HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH BẢO TRÌ HỆ THỐNG CƠ ĐIỆN

I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC BẢO TRÌ HỆ THỐNG CƠ ĐIỆN
Hệ thống cơ điện M&E có vai trò quan trọng, đảm bảo cho sự vận hành, hoạt động của một nhà máy sản xuất,tòa nhà, công trình. Chính vì vậy cần thường xuyên có sự kiểm tra bảo trì, bảo dưỡng và hệ thống.
Bảo dưỡng và vận hành hệ thống cơ điện M&E có nghĩa là chúng ta sẽ thực hiện bảo dưỡng toàn bộ hệ thống nhỏ nằm trong hệ thống cơ điện như: bảo dưỡng hệ thống điều hoà thông gió, bảo dưỡng hệ thống PCCC, bảo dưỡng hệ thống điện, bảo dưỡng hệ thống cấp thoát nước và bảo dưỡng hệ thống cơ điện khác…
Việc bảo dưỡng và vận hành hệ thống cơ điện M&E nhằm giúp Khách hàng cắt giảm được chi phí vận hành, giảm tổn hao, tăng tuổi thọ cho thiết bị máy móc, dự phòng trước các hỏng hóc, giúp khách hàng tập trung vào công việc sản xuất chính và nâng cao hiệu quả sản xuất.
Hưng Long cam kết làm hài lòng khách hàng với đội ngũ kỹ sư và nhân viên kỹ thuật chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, làm việc theo quy trình và tiêu chuẩn quốc tế. Dịch vụ hỗ trợ tư vấn tận tình, hướng dẫn sử dụng trang thiết bị một cách hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí.
Danh mục bảo dưỡng và vận hành hệ thống cơ điện M&E bao gồm:
• Kiểm tra và đánh giá toàn bộ hệ thống cơ điện M&E của công trình, sau đó khắc phục nhanh các sự cố về cơ điện.
• Xây dựng kế hoạch, phương pháp quy trình quản lý, sửa chữa, bảo dưỡng và vận hành hệ thống một cách tối ưu, phù hợp nhất.
• Lên kế hoạch bảo dưỡng và vận hành trang thiết bị theo định kỳ: Kiểm tra và đo đạc các thông số kỹ thuật thường xuyên để định hướng sửa chữa kịp thời; Thiết lập nhật ký kiểm tra, theo dõi, sửa chữa và thay thế các trang thiết bị và hệ thống kỹ thuật đúng thời hạn.
• Các mục bảo dưỡng và vận hành hệ thống cơ điện M&E khác.
Công tác bảo dưỡng và vận hành hệ thống cơ điện cho toàn bộ công trình cần được lên kế hoạch cụ thể và tiến hành từng bước, đòi hỏi đơn vị bảo dưỡng và vận hành có chuyên môn cao và kinh nghiệm thi công nhiều công trình tương tự. Nếu bạn là chủ đầu tư, cá nhân, doanh nghiệp đang tìm kiếm đơn vị bảo dưỡng và vận hành hệ thống cơ điện uy tín với giá cả hợp lý thì Hưng Long chính là lựa chọn phù hợp nhất.

II. CÁC SỰ CỐ THƯỜNG XẢY RA ĐỐI VỚI HỆ THỐNG CƠ ĐIỆN TRONG NHÀ MÁY, NHÀ XƯỞNG, TÒA NHÀ NHƯ :
• Mất điện: nguồn điện không ổn định, điện áp quá thấp hoặc quá cao, bị chập điện, ..
• Hệ thống điện bị nóng cháy, bị dò điện, động cơ điện bị kẹt chạy không ổn định,..
• Hệ thống truyền động bị rung sóc quá mức: vòng bị bị hỏng, kết cấu cơ khí bị hỏng,..
• Trạm biến áp quá tải gây sự cố, mất điện lưới;
• Bộ điều khiển và cảm biến bị hỏng và còn rất nhiều sự cố khác
• Khí cụ điện bị hỏng: khởi động từ, Rele, cầu chì.
III. CÁC HẠNG MỤC KIỂM TRA, BẢO TRÌ HỆ THỐNG CƠ ĐIỆN
A/ HỆ THỐNG TRẠM BIẾN ÁP
I. Phần đường dây trung thế
1. Cáp ngầm
Tiết diện (mm2) :…………. Chiều dài (m) :………..
2. Cáp nổi
Tiết diện (mm2) :…………. Chiều dài (m) :………..
3. Thiết bị đóng cắt đầu nhánh
II. Phần trạm biến áp
1. Công suất (kVA)
2. Công suất (kW)
3. Dạng trạm : Nền / Ngồi / Giàn / Treo / Trụ thép / Phòng
4. Kiểm tra thông số điện áp vào, ra
5. Kiểm tải hoạt động của MBA
6. Kiểm tra phát hiện độ ồn bất thường, độ rung và quá nhiệt
7. Chụp ảnh nhiệt máy biến áp
8. Kiểm tra và vệ sinh đầu cáp và thanh cái
9. Kiểm tra và xiết lại mạch điều khiển
10. Kiểm tra tất cả các thiết bị đo và hiển thị. Điều chỉnh về zero nếu cần thiết
11. Kiểm tra nấc điều áp (điều chỉnh cho phù hợp nếu cần thiết)
12. Kiểm tra các đầu mối, mồi nối cáp và xiết lại bằng dụng cụ chuyên dụng
13. Đo điện trở tiếp địa của máy biến áp
14. Kiểm tra han rỉ và sơn chống rỉ
III. Phần hạ thế
1. Có tụ bù
2. Không có tụ bù
3. Công suất tụ bù (kvar)
IV. Hệ thống tiếp địa Trạm biến áp
1. Kiểm tra tình trạng của băng đồng tiếp địa
2. Kiểm tra độ dẫn điện của băng đồng tiếp địa
3. Tình trạng các mối nối, đầu cos,…
4. Đo điện trở tiếp địa
B/ HỆ THỐNG ĐIỆN
I. Hệ thống điện động lực và chiếu sáng
1. Vệ sinh sạch sẽ các tủ điện MSB, các tủ điện tầng và các tủ điện khác
2. Tình trạng của các thiết bị trong các tủ điện.Nhiệt độ cuả chúng không được vượt quá 30 độ C
3. Tình trạng busway/cáp điện
4. Kiểm tra để đảm bảo dây dẫn, cáp ở vị trí an toàn và trạng thái làm việc tốt
5. Kiểm tra cáp nguồn cấp đến các thiết bị, bảng quảng cáo,trụ điện ngoài nhà trong tình trạng tốt
II. Hệ thống tủ điện, thang máng cáp
1. Tủ phân phối, tủ nguồn cho khu vực phụ tải
2. Dòng điện, điện áp, công suất
3. Tình trạng UPS của ATS
4. Phụ tải của từng lộ dọc trục
5. Chế độ các máy cắt
6. Các đầu cốt, thanh cái
7. Cáp nguồn dọc trục, Busway
8. Thang máng cáp hiện trạng rỉ sét, đóng bụi,…
III. Hệ thống chiếu sáng, ổ cắm
1. Tình trạng các thiết bị chiếu sáng ở khu vực
2. Tình trạng đèn chiếu sáng trong/ngoài nhà
3. Cường độ chiếu sáng (Lux) có suy giảm, ..
4. Tình trạng Ổ cắm có biến dạng, công suất,…
5. Đảm bảo tất cả các vật dụng,thiết bị, bảng quảng cáo trên tường quanh toà nhà được gắn chắc chắn
IV. Hệ thống tiếp địa hạ thế
1. Kiểm tra tình trạng của băng đồng tiếp địa
2. Kiểm tra độ dẫn điện của băng đồng tiếp địa
3. Tình trạng các mối nối, đầu cos,…
4. Đo điện trở tiếp địa
C/ HỆ THỐNG CẤP THOÁT NƯỚC
I. Hệ thống cấp nước
1. Tình trạng sẵn sàng hoạt động của bơm cấp nước
2. Tình trạng hoạt động và vệ sinh Tủ điện
3. Tình trạng hoạt động và vệ sinh các bơm nước
4. Tình trạng hoạt động và vệ sinh của các motor điện.Nhiệt độ cuả chúng không được vượt quá 40 độ C
5. Kiểm tra tình trạng làm việc của các clape tại các bể nước ngầm
6. Kiểm tra đường ống cấp nước lên bể nước mái không bị rò rỉ
7. Kiểm tra đường ống cấp nước từ bể nước mái xuống các thiết bị dùng nước không bị rò rỉ
8. Bể nước ngầm đủ nước và không bị rò rỉ
9. Tình trạng cáp điện
II. Hệ thống thoát nước
1. Seno trên tầng mái sạch sẽ đầy đủ lưới chắn rác.
2. Seno tầng sạch sẽ đầy đủ lưới chắn rác.
3. Tình trạng của hệ thống thoát nước mưa dự phòng
4. Mương thoát nước tầng hầm sạch sẽ,không có bùn rác
5. Mương thoát nước ngoài nhà sạch sẽ,không có bùn rác
6. Đảm bảo nước không tràn vào khu vực kỹ thuật.Đặc biệt tất cả khu vực kỹ thuật dưới tầng hầm đều phải được bao kín bằng gờ bao bằng gạch cao 300mm
III. Hệ thống XLNT
1. Vệ sinh sạch sẽ Tủ điện
2. Tình trạng của các thiết bị trong các tủ điện.Nhiệt độ cuả chúng không được vượt quá 30 độ C
3. Tình trạng hoạt động và vệ sinh các máy thổi khí
4. Tình trạng hoạt động và vệ sinh các bơm chìm
5. Tình trạng hoạt động và vệ sinh hệ thống hút mùi
6. Tình trạng hoạt động và vệ sinh bể tách mỡ
7. Tình trạng hoạt động và vệ sinh bể lắng/Aerotank/Lamen
8. Tình trạng và vệ sinh đường ống
9. Tình trạng cáp điện
D/ HỆ THỐNG ĐIỆN NHẸ – HỆ THỐNG BÁO CHÁY
I. Hệ thống Internet
1. Tình trạng thiết bị Tủ rack, Bộ phối quang ODF,Patch panel,…
2. Bộ phát Wifi
3. Router mạng
4. Cáp quang 10 lõi ,singlemode
II. Hệ thống truyền hình
1. Bộ chống sét lan truyền
2. Bộ khuếch đại tín hiệu
3. Bộ chia in/out
4. Ổ cắm RG6
5. Dây cáp đồng trục
III. Hệ thống Camera
1. Tổng quan tất cả các camera, màn hình hiển thị
2. Các bàn phím điều khiển (nếu có)
3. Đầu ghi hình
4. Kiểm tra lưu trữ dữ liệu
5. Các dây tín hiệu về đầu ghi hình
6. Quạt thông gió của tủ để đầu ghi hình
7. Máy tính điều khiển (nếu có)
IV. Hệ thống điện thoại
1. Tình trạng Bộ chống sét lan truyền
2. Tình trạng Tủ IDF
3. Tình trạng Cáp điện thoại
4. Tình trạng Tổng đài điện thoại
5. Đầu vào từ nhà cung cấp dịch vụ điện thoại
V. Hệ thống âm thanh
1. Tổng quan hệ thống
2. Thử hệ thống tại chỗ bằng loa monitor
3. Test hệ thống (Xác suất theo tầng)
4. Kiểm tra chức năng của toàn bộ hệ thống
5. Kiểm tra tình trạng của Micro
6. Vệ sinh tủ và bộ khuếch đại – điều chính âm thanh nếu được yêu cầu
7. Đo điện áp và dòng điện đầu vào của bộ khuếch đại sau đó ghi lại dữ liệu.
8. Kiểm tra đầu nối cáp cấp nguồn của hệ thống khuếch đại
9. Đo điện áp tín hiệu đầu ra và dòng điện của bộ khuếch đại để phát hiện sự cố
10. Vệ sinh & xiết lại dây điều khiển, kiểm tra lại mối hàn của loa
11. Kiểm tra tín hiệu điện áp và dòng điện của loa để phát hiện hỏng sự cố
12. Kiểm tra điện trở của loa
13. Vệ sinh bên ngoài và màng chống bụi của loa
14. Kiểm tra chất lượng âm thanh của từng loa
VI. Hệ thống kiểm soát ra vào
1. Tình trạng Cabin lối vào
2. Tình trạng Cabin lối ra
3. Tình trạng Rào chắn xe máy
4. Tình trạng Rào chắn xe ôtô
5. Thẻ từ
VII. Hệ thống báo cháy
1. Tủ điều khiển trung tâm
2. Đèn thoát hiểm (chiếu sáng sự cố và exit)
3. Chuông và đèn báo khẩn
4. Tình trạng các đầu báo khói, báo nhiệt, Modul.
5. Kiểm tra bộ nguồn của tủ.
E/  HỆ THỐNG THÔNG GIÓ TẠO ÁP – HỆ THỐNG PCCC – HỆ THỐNG CHỐNG SÉT
I. Hệ thống thông gió sự cố tầng hầm
1. Tình trạng sẵn sàng hoạt động của hệ thống báo cháy
2. Tình trạng sẵn sàng hoạt động của hệ thống chữa cháy vách tường
3. Tình trạng sẵn sàng hoạt động của hệ thống chữa cháy tự động sprinkler/drencher
4. Tình trạng của bể chứa nước PCCC và đường nước cấp. Kiểm tra nước trong bể PCCC đầy đủ
5. Kiểm tra tình trạng và số lượng bình chữa cháy.Các bình chữa cháy đặt đúng nơi quy định
6. Tình trạng hoạt động của máy phát điện dự phòng
7. Kiểm tra lượng dầu diesel dự trữ cho bơm PCCC và máy phát dự phòng
8. Kiểm tra tình trạng và số lượng đèn sạt
9. Kiểm tra tình trạng nguồn cấp/tủ điện dự phòng
10. Tình trạng cáp điện
II. Hệ thống tăng áp cầu thang
1. Tình trạng sẵn sàng kết nối với hệ thống báo cháy
2. Tình trạng hoạt động và vệ sinh Tủ điện
3. Tình trạng hoạt động của các quạt tăng áp
4. Tình trạng hệ thống ống gió
5. Tốc độ gió thoát ra tại các cửa thoát hiểm đạt >=1,5m/s
6. Tình trạng cáp điện
III. Hệ thống hút khói PCCC
1. Tình trạng sẵn sàng kết nối với hệ thống báo cháy
2. Tình trạng hoạt động và vệ sinh Tủ điện
3. Tình trạng hoạt động của các quạt hút
4. Tình trạng hệ thống ống gió
5. Tình trạng cáp điện
IV. Hệ thống thông gió sự cố tầng hầm
1. Tình trạng sẵn sàng kết nối với hệ thống báo cháy
2. Tình trạng hoạt động và vệ sinh Tủ điện
3. Tình trạng hoạt động và vệ sinh của các quạt hút
4. Tình trạng hoạt động và vệ sinh hệ thống ống gió
5. Tình trạng cáp điện
V. Hệ thống chữa cháy (bằng nước)
1. Tổng quan tất cả các bơm cứu hỏa
2. Nguồn điện và nguồn dự phòng của tất cả các bơm
3. Chế độ tự động của các bơm chữa cháy
4. Các van
5. Bể nước cứu hỏa
6. Các công tắc áp suất
7. Các họng nước, lăng, vòi phun
8. Kiểm tra và thử áp lực nước (1 vài vị trí) của hệ thống chữa cháy sprinkler, hệ thống chữa cháy vách tường và hệ thống màng ngăn cháy
VI. Hệ thống bình chữa cháy (Bình bột và CO2)
1. Các vị trí đặt bình
2. Bình chữa cháy
3. Chốt an toàn, vòi và đầu phun của bình chữa cháy
4. Áp suất của bình chữa cháy
VII. Hệ thống chống sét
1. Kiểm tra tình trạng của băng đồng tiếp địa
2. Kiểm tra độ dẫn điện của băng đồng tiếp địa
3. Tình trạng các mối nối, đầu cos,…
4. Đo điện trở tiếp địa

Chia sẻ bài viết: